Táo bón ở trẻ em, nguyên nhân và cách phòng ngừa

Ngày đăng: 20-03-2018 06:04:03 PM - Đã xem: 2371

Trẻ được xem là bị táo bón khi tần suất đi ngoài ở:

-  Trẻ sơ sinh dưới 2 lần/ ngày.

-  Trẻ bú mẹ hoặc bú bình dưới 3 lần/ tuần.

-  Trẻ lớn dưới 2 lần/ tuần.

 Nguyên nhân gây táo bón:

Lạm dụng thuốc: những trẻ hay bị đau ốm, trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu, viêm đường hô hấp cấp tính,… cần phải chữa trị trong một thời gian dài, sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau, uống nhiều kháng sinh,… cũng dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa và táo bón.

Bệnh ngoại khoa, tiêu hóa: cũng được xem là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở trẻ mà các bậc phụ huynh cần chú ý bao gồm dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng, hẹp ruột, hẹp hậu môn, nứt kẽ hậu môn.

 Nguyên tắc điều trị và những biện pháp phòng ngừa táo bón cho trẻ:

• Trẻ lớn đã ăn dặm nên cho trẻ ăn dặm đúng cách, bổ sung đủ lượng chất xơ cho trẻ từ các loại trái cây tươi, nhất là mận, táo, lê… là những loại nước ép rất tốt cho việc tiêu hóa, tăng cường cho trẻ việc ăn các loại rau xanh đậm màu như bồ ngót, rau dền, rau đay, rau mồng tơi… để bổ sung thêm lượng chất xơ cần thiết cho trẻ.

• Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên phù hợp với lứa tuổi, trẻ nhỏ phụ huynh nên massage vùng bụng cho trẻ, để giúp tăng nhu động ruột sẽ làm trẻ dễ tiêu hóa.

• Tập cho trẻ thói quen đi ngoài đúng giờ và tạo cho trẻ không khí thật thoải mái khi đi vệ sinh để trẻ không còn tâm lý “sợ đi tiêu” giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ hiệu quả hơn.

• Trẻ bị táo bón nghiêm trọng và thường xuyên (trên 3 ngày không đi tiêu và tiêu rất khó khiến trẻ quấy khóc nhiều), phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để bác sĩ cho trẻ dùng thuốc và phải có sự theo dõi chặt chẽ giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất.

Cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ đồng nghĩa với việc giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thể lực và trí não của trẻ hoàn hảo hơn...

  • PHÒNG KHÁM NHI ĐỒNG YÊU TRẺ